Hiệu chuẩn: Là hoạt động mà ở đó thiết bị cần kiểm tra được so sánh với một giá trị tham chiếu cho trước (thiết lập mối tương quan giữa giá trị đo của chuẩn đo lường và phương tiện đo để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật  của phương tiện đo).
Mục đích của hiệu chuẩn: Hoạt động hiệu chuẩn nhằm cung cấp giá trị thực tế và số hiệu chỉnh để đạt được độ chính xác cần thiết khi sử dụng. Sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của các phép đo được thực hiện trong sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
- Kết quả hiệu chuẩn chứng minh rằng tất cả các phép hiệu chuẩn đã được thực hiện một cách đúng đắn và là mắt xích liên tục trong chuỗi so sánh không đứt đoạn (giữa phương tiện đo và chuẩn trong một hệ thống thứ bậc từ thấp nhất đến cao nhất- mở rộng tới chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế) với những độ không đảm bảo đo xác định.
- Chu kỳ hiệu chuẩn: là biện pháp quan trọng để duy trì độ chính xác cần thiết của thiết bị (trong một khoảng thời gian bảo quản hoặc sử dụng nhất định; và được xác định cho từng loại chuẩn đo lường, phương tiện đo khách nhau trên cơ sở độ bền, độ ổn định, điều kiện và tần suất sử dụng…
- Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được gắn tem (trong hầu hết các trường hợp) và cấp một chứng chỉ hiệu chuẩn hay kết quả hiệu chuẩn. Trên cơ sở thông tin này, người sử dụng có thể quyết định phương tiện đo có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không.